Hậu quả Biến cố 13 tháng 5

Rukunegara (nguyên tắc quốc gia) là lời tuyên thệ trung thành trên thực tế của người Malaysia, nó là một phản ứng trước bạo loạn. Lời tuyên thệ được đưa ra vào ngày 31 tháng 8 năm 1970 nhằm tạo một cách thức để nuôi dưỡng đoàn kết giữa người Malaysia.

Nhân vật dân tộc chủ nghĩa Mã Lai Mahathir Mohamad đổ lỗi bạo động cho chính phủ, đặc biệt là Thủ tướng Tunku Abdul Rahman là "hồn nhiên" và không lập kế hoạch cho một Malaysia thịnh vượng, là nơi mà người Mã Lai có phần trong kinh tế. Tunku thì đổ lỗi "các phần tử cực đoan" như Mahathir gây ra xung đột chủng tộc, dẫn đến khai trừ Mahathir khỏi UMNO.[38] Điều này thúc đẩy Mahathir viết tác phẩm The Malay Dilemma, trong đó ông đưa ra một giải pháp cho căng thẳng chủng tộc tại Malaysia dựa trên viện trợ người Mã Lai về kinh tế thông qua chương trình hành động khẳng định.

Các chính sách hành động khẳng định bao gồm chính sách kinh tế mới (NEP), và đưa Kuala Lumpur thành một lãnh thổ liên bang vào năm 1974, tách khỏi bang Selangor. Trong một nỗ lực nhằm tạo một liên minh rộng hơn, Barisan Nasional được thành lập để thay thế Đảng Liên minh, mời cả các đảng đối lập cũ như Gerakan, PPP và PAS.

Sau bạo động, Tunku Abdul Rahman bị buộc phải lui về hậu trường, việc điều hành quốc gia thường nhật được chuyển cho Phó thủ tướng Tun Abdul Razak, là người kiêm nhiệm chức giám đốc của Hội đồng Hoạt động Quốc gia. Ngày 22 tháng 9 năm 1970, khi Quốc hội được tái triệu tập, Tunku từ chức thủ tướng, và Tun Abdul Razak kế nhiệm.[39]

Sau bạo động năm 1969, UMNO cũng bắt đầu tái cấu trúc hệ thống chính trị để củng cố quyền lực của mình. Họ nâng cấp phiên bản Ketuanan Melayu của mình mà theo đó "nền chính trị của quốc gia này đã từng, và cần phải duy trì trong tương lai dự đoán được, có cơ sở bản địa [tức người Mã Lai]: Đó là bí quyết sự ổn định của chúng ta và sự thịnh vượng của chúng ta và nó là một thực tế trong sinh hoạt chính trị mà không ai có thể đơn giản là cầu cho nó biến mất."[40] Nguyên tắc Ketuanan Melayu này đã được UMNO sử dụng liên tục trong các cuộc bầu cử kế tiếp nhau nhằm kích động sự ủng hộ của người Mã Lai cho đảng.[41]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Biến cố 13 tháng 5 http://www.kakiseni.com http://penangmonthly.com/penangs-forgotten-protest... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9... http://press.princeton.edu/titles/2115.html http://www.google.com.my/#hl=en&safe=off&q=%2211th... http://thestar.com.my/news/story.asp?file=/2007/5/... //dx.doi.org/10.1017%2Fs0021911800137969 http://langkasa-norul.blogspot.co.uk/2013/10/the-m... https://books.google.com/books?id=64Fvi7j42wMC&pg=...